2 hội thảo lớn của ngành bản địa hóa sắp diễn ra

Một trong những thiệt thòi của người làm dịch tại Việt Nam là khả năng tiếp cận các cuộc hội thảo và chương trình đào tạo về ngành bản địa hóa bị hạn chế. Trong khi đó ở thị trường quốc tế, các chương trình này rất sôi động, đa dạng và được nhiều người tham gia như các chuyên viên ngôn ngữ, những chuyên gia công nghệ, sale, marketing đến từ các nhãn hàng lớn, những học giả, nhà nghiên cứu trong ngành, v.v.Do đó, chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn một số cuộc hội thảo uy tín miễn phí hoặc có mức phí phù hợp. Sắp tới, hai hội thảo sẽ diễn ra trong tháng 5, cung cấp từ thông tin tổng hợp về ngành bản địa trong thời đại AI, phương hướng phát triển cho đến thông tin chi tiết về kỹ năng quan trọng với người dịch – kỹ năng viết. Ngoài ra, chúng tôi cũng chia sẻ về một chương trình hội thảo dành cho phiên dịch viên đã diễn ra trong tháng 12/2023 nhưng bạn hoàn toàn có thể nghe lại hội thảo này để có thêm thông tin và hiểu biết hữu ích cho công việc của mình. Chương trình hội thảo toàn cầu của Smartling: “Unlocking the Future of Localization” Chương trình được tổ chức trực tuyến vào ngày 8/5/2024, nội dung chương trình tập trung vào các cuộc nghiên cứu, các chủ đề được nhiều người quan tâm và những cải tiến trong ngành dịch và bản địa hóa, cũng như các tác động của công nghệ đến ngành dịch. Đặc biệt là AI, với chủ đề này, các bạn sẽ được lắng nghe Minette Norman, tác giả của cuốn sách “The Boldly Inclusive Leader” sẽ là diễn giả trình bày về chủ đề “Future proofing your career in the age of AI” (Xây dựng tương lai vững chắc cho sự nghiệp trong thời đại AI). Minette sẽ chia sẻ suy nghĩ của mình về việc chủ động trong sự nghiệp, luyện tập sự kiên nhẫn và học cách chấp nhận sự thay đổi. Bạn có thể đăng ký tại đây, chương trình hoàn toàn miễn phí. Chương trình hội thảo của trường Đại học Antioch: MFA in Creative Writing Info Session “If there’s a book that you want to read, but it hasn’t been written yet, then you must write it.“- Toni MorrisonNếu có một cuốn sách mà bạn muốn đọc nhưng chưa ai viết, vậy thì bạn phải trở thành tác giả viết nên cuốn sách đó. Và nếu có một cuốn sách mà bạn muốn đọc, nhưng chưa ai dịch, vậy thì hãy bắt đầu dịch nào. Bạn sẽ được khám phá rất nhiều chủ đề trong buổi hội thảo này như chủ đề về thơ, kỹ năng viết cho người trẻ, dịch văn học, v.v… Ngoài kỹ năng dịch thì kỹ năng viết cũng rất quan trọng với người làm bản địa hóa, hãy tham gia để học hỏi từ những cây viết xuất sắc bạn nhé.Buổi hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 5/5/2024, các bạn có thể đăng ký tại đây. Chương trình hội thảo của Hiệp hội dịch giả Mỹ: “Translators” Film: An ATA Virtual Roundtable Bạn có thích xem phim không? Bạn đã xem bộ phim “Translator” do Rudy Valdez đạo diễn bao giờ chưa? Tổ chức ATA (American Translator Association) đã tổ chức một cuộc thảo luận vào tháng 12/2023 về những thách thức được mô tả trong bộ phim “Translator” (Dịch giả) và cung cấp cái nhìn sâu sắc về hậu quả của việc yêu cầu trẻ em làm phiên dịch cho những người có khả năng tiếng Anh hạn chế và những cú sốc mà các em phải gánh chịu. Ngoài ra, các diễn giả cũng cung cấp những lời khuyên quý báu cho các phiên dịch viên trẻ như việc cần phải chuẩn bị và rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc, tích lũy vốn từ chuyên ngành, v.v. Những lời khuyên này cũng có ích với những người làm phiên dịch chuyên nghiệp.Đây là link để bạn có thể nghe lại cuộc hội thảo: Translators Film: An ATA Roundtable Recording. Wisdom Admin

5 chiêu hóa giải cơn giận khi gặp bài dịch kém

No stress

Là một editor, bạn có thấy tình huống sau đây quen quen không? Bạn mở bài dịch lên với tâm thế đầy hứng khởi, nhưng chỉ vài phút sau, nụ cười chợt tắt, thay vào đó là hàng chục câu hỏi “Ủa? Ủa? Gì vậy trời?” không ngừng bật lên trong đầu khi chất lượng bài dịch không như mong đợi. Thật là muốn nộ khí xung thiên mà! Tuy nhiên, những trận lôi đình này lại không tốt cho công việc và sức khỏe của chúng ta chút nào. Vậy nên hãy cùng tham khảo 5 mẹo dưới đây để giúp bạn vượt qua những cái bẫy giận dữ trong khi edit nhé. 1. Chửi thề Bạn không đọc nhầm đâu! Phương pháp tưởng chừng cục súc và vô lý này lại rất được việc và có căn cứ khoa học hẳn hoi. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ người Anh Rebecca Roache, chửi thề là một công cụ hữu ích để giúp chúng ta nguôi giận, bởi tâm trí cảm thấy thoải mái khi có thể buông ra những điều cấm kỵ . Đó còn như một chiếc van xả khí, giúp chúng ta xả bớt sức ép thay vì khiến đầu óc nổ tung. Đây thực sự là một phương pháp đơn giản, có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi mà không làm gián đoạn luồng công việc. Dù chỉ là một giải pháp nhất thời, song phương pháp này có thể giúp bạn bình tĩnh lại đôi chút để tập trung giải quyết công việc của mình. Tuy nhiên, bạn nhớ thực hành theo cách lịch sự (chửi thầm thôi!) và có chừng mực nhé, vì chửi thề càng nhiều thì tác dụng xả stress của phương pháp này sẽ càng giảm đi đấy. 2. Nghe nhạc/âm thanh tĩnh tâm Âm thanh luôn có tác động kỳ diệu đến tâm trí chúng ta. Khi giận dữ, căng thẳng, bạn có thể tìm đến những bản nhạc khiến mình cảm thấy an yên. Theo kinh nghiệm cá nhân, thì loại âm nhạc phù hợp nhất trong lúc này chính là nhạc êm ái không lời, nhạc thiền hay các âm thanh mang tính trị liệu như chuông xoay Tây Tạng. Bạn sẽ không bị cuốn theo lời hát, mà được những giai điệu hay thanh âm tinh tế xoa dịu đến từng nơ-ron thần kinh. Hãy cảm nhận và hít thở theo nhịp điệu âm thanh, cơ thể của bạn cũng sẽ điều hòa và cơn giận chẳng mấy chốc mà bốc hơi đi mất. 3. Thay đổi không khí Khi cơn giận dữ kéo đến, chớ dại ngồi một chỗ mà ôm cục tức. Nếu được, bạn hãy đứng lên làm vài động tác thể dục (đấm, đá cho bõ tức chẳng hạn), phóng tầm mắt ra xung quanh nhìn ngắm thiên nhiên hoặc giao lưu hay “hóng” đồng nghiệp trò chuyện vui vẻ với nhau. Khi vận động, quan sát thiên nhiên và mọi người xung quanh, tâm trí bạn được thư giãn, điều hòa và lấy lại cân bằng. Bạn sẽ nhận thấy cuộc sống bình thường đang diễn ra, cớ sao mình phải ôm lấy nỗi giận dữ vì một sự việc chỉ thoáng qua như vậy. 4. Thấu cảm Dành sự thấu cảm cho người dịch và cả vai trò mà bạn đang đảm nhận. Trước hết, bạn hãy đặt mình vào vị trí của người dịch, với những sự bối rối và khó khăn khi tiếp cận bài dịch từ đầu. Bạn có thể giả định nguyên nhân khách quan dẫn đến lỗi sai (như hạn chế về tài liệu tham khảo, nguồn thông tin, ngữ cảnh, v.v.) để thấy rằng sai sót cũng có thể xảy ra và bạn không nên cảm thấy tức giận khi phát hiện thấy chúng. Thậm chí, trong thời đại ngày nay, bạn có thể giả định rằng người dịch vì eo hẹp thời gian nên đã dùng công cụ dịch và coi như bạn đang Post Edit nội dung do máy dịch để đỡ bực dọc rằng tại sao con người có thể tạo ra những lỗi như thế này! Nói cho cùng, vai trò của bạn lúc này chính là cải thiện chất lượng bài dịch và bạn nên tự nhắc mình tập trung vào mục tiêu đó thay vì hướng mũi dùi về phía người dịch hay đối tượng nào khác. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn trước mọi bài dịch mà mình tiếp nhận. Và để nâng cao chất lượng về lâu dài thì không chỉ có bài dịch này. Bạn hãy nghĩ đến lúc mới vào nghề, bản thân bạn cũng có sai lầm nhất định và nhờ có những người đồng nghiệp nghiêm khắc, tận tình chỉ bảo thì mới có bạn của ngày hôm nay. Vậy nên lúc này, bạn có thể thử tự hỏi xem mình muốn là một người editor như thế nào? Chỉ là một editor có những bản dịch chất lượng tốt hay còn là một editor có thể tạo ra những người dịch chất lượng hơn? Nếu bạn hướng đến hình mẫu thứ hai thì mẹo số 5 sau đây cũng sẽ đặc biệt hữu ích với bạn đấy! 5. Phản hồi Bạn thấy tức ghê vậy đó, nhưng chẳng lẽ chỉ mình bạn gặm nhấm cục tức thôi sao? Bạn hoàn toàn có thể “xả” cục tức này, tuy nhiên không phải bằng cách kêu ca, mà là phản hồi thật khách quan với các bên liên quan. Đây là một cách rất hiệu quả, vừa để bạn cảm thấy được chia sẻ, bớt “ấm ức”, vừa mang lại cảm giác giúp ích và tránh nguy cơ gặp phải tức giận trong tương lai. Trong khi edit, bạn có thể chụp ảnh màn hình và khoanh đỏ ngay những lỗi sai, vừa nhanh gọn, vừa trực quan và không bỏ sót. Nếu bài dịch không yêu cầu

Ra mắt một loạt tính năng mới cho các công cụ dịch

Công cụ vốn là một trong những phương tiện giúp người dịch đạt được hiệu suất làm việc cao hơn và hiệu quả hơn. Trong tháng 4 này, hàng loạt tính năng mới đã được các công ty cho ra mắt, hãy cùng xem có điều gì mới với các công cụ quen thuộc dành cho ngành dịch. 1. XTM Beta mới tích hợp OpenAI GPT XTM là một trong những công cụ được nhiều LSP lớn trong ngành sử dụng cho các dự án dịch thuật vì sự hiệu quả trong quản lý tài nguyên, kiểm soát tiến độ, thuận tiện với người dịch vì có thể dịch ở bất cứ đâu mà không cần cài đặt cũng như không kén chọn dòng máy. Không chỉ thế XTM luôn tìm cách cải tiến các tính năng của mình, ở phiên bản 13.6 ra mắt đầu tháng 4, XTM Beta được tích hợp OpenAI GPT giúp cải thiện chất lượng bản dịch máy dựa trên ngữ cảnh để có được bản dịch chính xác và tự nhiên. Ngoài ra, ở phiên bản này quản lý dự án có thể linh hoạt tắt hay bật tính năng dịch AI cho mỗi cặp ngôn ngữ, tùy chỉnh luồng công việc tùy theo yêu cầu của dự án. Tính năng mới này mang lại cho người dùng khả năng sáng tạo với công nghệ GenAI tiên tiến và đặc biệt hơn là bảo vệ quyền riêng tư và tùy chỉnh dữ liệu. XTM Cloud cho phép người dùng duy trì kiểm soát hoàn toàn và yên tâm về dữ liệu của họ thông qua việc xử lý dữ liệu khách hàng chỉ qua đăng ký OpenAI của riêng mỗi khách hàng.https://xtm.cloud/blog/xtm-cloud-13-6-embracing-ai-and-better-file-processing/ 2. MemoQ phát triển thêm chế độ Accessibility Mode hỗ trợ người khiếm thị MemoQ là một công cụ hỗ trợ cả phiên bản dịch trên web và phần mềm cài đặt trên máy tính, mỗi phiên bản lại có những ưu điểm riêng. Đầu tháng 4, MemoQ đã giới thiệu một tính năng hoàn toàn mới, hỗ trợ người dịch khiếm thị. Trong nhiều năm qua, MemoQ đã nỗ lực phát triển Accessibility Mode (Chế độ trợ năng) bằng cách phỏng vấn những người dịch bị suy giảm hoặc mất thị lực, nhằm mang đến một tính năng giúp gia tăng cơ hội làm việc bình đẳng cho tất cả người dịch. Kể từ phiên bản 10.1, Accessibility Mode đã được tích hợp vào phiên bản WebTrans thông qua phần mềm đọc màn hình như JAWS, NVDA, Windows Narrator và macOS VoiceOver. Giờ đây, với Accessibility Mode, người dịch sẽ có thể sử dụng MemoQ phiên bản Web mà không cần phải nhờ đến sự trợ giúp từ người khác. Phần Tài liệu và Trung tâm hỗ trợ cũng có những thay đổi đáng kể như mô tả văn bản cho hình ảnh, nhãn liên kết rõ ràng hơn, cấu trúc và khả năng đọc tốt hơn, độ tương phản màu được cải thiện. MemoQ cũng đã thu thập được những phản hồi rất tích cực từ người dùng.https://www.memoq.com/pressroom/memoq-accessibility 3. HULQ from lexiQA: không có ngôn ngữ nào bị bỏ lại phía sau LexiQA được biết đến là một trong những công cụ QA hiệu quả nhất bên cạnh Xbench và QADistiller. Khác với các công cụ QA khác, LexiQA là một công cụ kiểm tra chất lượng ngôn ngữ trực tuyến, LexiQA giúp phát hiện các lỗi dấu câu, chính tả, số, link và biểu tượng. Thời gian gần đây, LexiQA đã giới thiệu về sáng kiến mới có tên “Harmonized Universal Language Quality” (HULQ), cải tiến này khắc phục những nhược điểm trước đây của LexiQA đối với các ngôn ngữ khó như tiếng Myanmar, Oromo, Guaraní, và Palauan. Mục tiêu của LexiQA cho đến cuối năm 2024 là hỗ trợ được 200 ngôn ngữ, với HULQ, không có ngôn ngữ nào bị bỏ lại phía sau!https://lexiqa.net/product/ 4. iFixit cung cấp bộ thuật ngữ kỹ thuật mới cho 8 ngôn ngữ Thuật ngữ kỹ thuật là một thách thức lớn với tất cả người dịch ở mọi ngôn ngữ bởi nó đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối để tránh hậu quả nghiêm trọng. Thông thường khi dịch các tài liệu kỹ thuật mang tính chuyên môn cao hoặc của một lĩnh vực ngách, người dịch khó tìm thuật ngữ chính xác và cũng khó đánh giá tính chính xác của bản dịch khi tìm được. Trong khi sinh viên và các chuyên gia kỹ thuật có thể không có khả năng ngôn ngữ để dịch hay và chính xác, các dịch giả có thể không có đủ hiểu biết về chủ đề kỹ thuật để đánh giá độ phù hợp của thuật ngữ. iFixit cung cấp miễn phí một bộ thuật ngữ kỹ thuật với hơn 500 từ tiếng Anh được dịch sang tiếng Trung, Đức, Pháp, Hà Lan, Nhật…, bạn có thể xem trực tuyến hoặc tải về định dạng CSV/XLSX. Bộ thuật ngữ này là kết quả hơn 10 năm dịch tài liệu kỹ thuật của iFixit và thường xuyên được cập nhật theo các lĩnh vực như linh kiện máy tính, điện thoại, camera, ô tô,… Với bộ thuật ngữ này, người dịch có thể dịch nhanh hơn, chính xác hơn và các sinh viên, chuyên gia kỹ thuật có thể học tập và làm việc thuận tiện hơn.https://www.ifixit.com/News/87818/introducing-our-dictionary-of-technical-terms Wisdom Admin

Chế ngự cảm giác lạc lõng

Sau khi bước chân ra khỏi cổng trường đại học, bất cứ ai cũng đã từng trải qua cảm giác lo lắng khi bắt đầu làm việc ở một môi trường mới mẻ ít nhất một lần. Nhân dịp tròn 1 năm trở thành thành viên chính thức của Dr.Localize, Karl – chàng linguist trầm tính đã nhận lời chia sẻ trải nghiệm cá nhân. Chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ có thêm được động lực và sự tự tin để nhanh chóng hòa nhập ở môi trường mới. Vậy là sau khi trải qua vài vòng kiểm tra năng lực và phỏng vấn căng thẳng, bạn đã được nhận vào làm việc tại Dr.Localize. Đầu tiên là xin chúc mừng nhé, bạn giỏi lắm đó! Không phải ai cũng có thể vượt qua được bài kiểm tra đầu vào ở đây đâu, điều này hẳn là bạn cũng nhìn ra được sau khi “mướt mồ hôi” đánh vật với mấy đoạn văn trong suốt mấy tiếng đồng hồ, phải không nào? Tuy thế, tâm trạng háo hức trong những giây phút đầu tiên bạn nhập cuộc ở môi trường mới dần bị thế chỗ bằng sự lo lắng khôn nguôi khi phải tiếp nhận quá nhiều thông tin mới mẻ. Sao mà có nhiều công cụ để làm việc quá vậy? Trước khi đến với công ty may ra bạn mới nghe đến và dùng qua Trados, mà bây giờ nào Phrase, nào MemoQ, nào Wordfast, cứ hoa cả mắt lên ấy @_@? Rồi mỗi khách hàng lại đòi hỏi những quy tắc riêng, style guide riêng, thậm chí có cả công cụ kiểm tra chất lượng riêng nữa. Mà trong lúc làm việc, bạn thấy ai cũng chăm chú nhìn vào màn hình, tiếng gõ phím vang lên không ngớt, khiến bạn cảm thấy thật là ái ngại nếu phải hỏi đồng nghiệp vì sợ họ khó chịu khi bị ngắt dòng suy nghĩ. Thật không dễ dàng phải không nào?Nếu những dòng ở trên phản ánh đúng (tất cả hay phần nào) những tâm tư của bạn trong những ngày bắt đầu giai đoạn thử việc, thì đừng lo lắng gì. Chuyện này rất bình thường mà. Con người ta dễ căng thẳng lo âu trong nhiều tình huống lắm, nhất là khi phải đối mặt với sự thay đổi hay phải làm quen với môi trường mới. Công việc mới mà bạn chưa có kinh nghiệm cũng thế – bạn không cần phải e sợ gì cả, nhưng lo lắng vì điều mà mình chưa hiểu rõ là chuyện thông cảm được. Là một người cũng chỉ mới vào công ty chưa đầy năm, tôi có thể chia sẻ với bạn vài kinh nghiệm của cá nhân mình mà mong rằng bạn sẽ thấy hữu ích trong việc giúp bản thân vượt qua được những e ngại ban đầu nhé. Bản địa hóa vs dịch thuật Đầu tiên, khi đã bước chân vào lĩnh vực mới này, bạn cần xác định rõ tâm lý rằng “bản địa hóa” và “dịch thuật” không đồng nghĩa với nhau. Nắm được sự khác biệt này sẽ giúp bạn có được cái nhìn đúng đắn xuyên suốt quá trình làm việc sau này.Mặc dù bản địa hóa và dịch thuật có điểm tương đồng, hai khái niệm này vẫn có sự khác biệt rõ ràng. Dịch thuật thường chỉ đơn thuần là sự chuyển đổi nội dung từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ bạn muốn dịch. Mặc dù đây là cách hiệu quả để giúp người đọc hiểu được ngữ cảnh gốc của tài liệu hay tập tin, có một số thuật ngữ và cụm từ sẽ bị mất đi ý nghĩa ban đầu thông qua dịch thuật đơn giản. Trong tình huống giao tiếp nhanh thì đây không hẳn là vấn đề lớn. Tuy nhiên, đối với các tài liệu chuyên nghiệp như hợp đồng, hướng dẫn, tài liệu nghiên cứu, v.v. điều này có thể dẫn đến sự hiểu lầm nghiêm trọng.Bản địa hóa, mặt khác, lại bao hàm việc chuyển đổi mọi thứ từ ý nghĩa, ngữ pháp cho tới các yếu tố xã hội, đạo đức và văn hóa của ngôn ngữ đích. Điều này đảm bảo rằng người đọc có thể tiếp nhận được ý nghĩa chính xác của nội dung, bất kể là họ đang đọc bằng ngôn ngữ gì. Đây chính là công việc của một chuyên viên có đủ khả năng điều chỉnh, chắt lọc cách dùng từ và cấu trúc câu sao cho thỏa mãn được yêu cầu của đối tượng tại địa phương. Kỹ năng cơ bản nhất của một chuyên viên ngôn ngữ (linguist) là năng lực ngôn ngữ tốt, hiểu rõ văn hóa địa phương, kỹ năng giao tiếp tốt, sự chính xác và chú ý đến tiểu tiết.Ngoài khác biệt cơ bản được nhắc đến ở trên, còn có rất nhiều điều khác biệt giữa dịch thuật thông thường và bản địa hóa, nhưng bạn còn nhiều thời gian để khám phá và tìm hiểu sau này, hãy bình tĩnh rồi bạn sẽ học được các kinh nghiệm xử lý công việc thôi mà. Chủ động trên hết Khi mới vào công ty, nhiều khả năng là bạn sẽ thấy khá là “chơi vơi”, lạc lõng và cảm thấy cái gì cũng muốn hỏi, cái gì cũng muốn được giúp đỡ. Nếu bạn may mắn gặp đúng lúc khối lượng công việc chưa cao thì sẽ được trải qua quy trình đào tạo ban đầu đầy đủ, có nhiều cơ hội để đặt câu hỏi và nhận sự trợ giúp. Tuy nhiên, cũng có thể là bạn sẽ phải tham gia gần như ngay lập tức vào quy trình sản xuất và phải tự thân vận động khá nhiều. Những lúc như thế, bạn có thể thấy ngại ngùng khi phải hỏi những người đi trước nếu có điều gì đó bạn chưa rõ,

Tuyệt chiêu chinh phục reviewer của khách hàng

Hành trình “đốn gục” reviewer không phải lúc nào cũng dễ dàng mà đòi hỏi chúng ta sử dụng rất nhiều kỹ năng và thậm chí phải có những thủ thuật, tiểu xảo và bí quyết riêng. Đích đến của việc phối hợp tốt với reviewer không chỉ là pass được bài dịch mà từ đó còn làm hài lòng khách hàng và xa hơn là đưa ra thị trường những sản phẩm bản địa hóa phù hợp và chất lượng. Bài viết này sẽ giới thiệu và hướng dẫn cho các bạn cách đạt được điều này đơn giản nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Dịch sáng tạo (Transcreation)

Dịch sáng tạo là một lĩnh vực đòi hỏi chúng ta phải sử dụng nhiều kỹ thuật xử lý ngôn ngữ, không chỉ chuyển ngữ thông thường mà còn phải xét đến các yếu tố liên quan để tìm ra cách diễn đạt phù hợp, sao cho truyền tải hết cảm xúc, ý đồ, thông điệp của bản gốc đồng thời đảm bảo được màu sắc văn hóa của đối tượng đích.

Chương Trình Đào Tạo Linguist 2024 Đã Khởi Động!

Kính gửi quý độc giả! Sau chương trình đào tạo thực tập sinh vào cuối năm 2023, chúng tôi đã quay trở lại và bắt đầu triển khai chương trình mới – Chương Trình Đào Tạo Linguist 2024 bắt đầu từ hôm nay 1/4/2024 và sẽ kéo dài đến hết 31/5/2024. Khác với chương trình đào tạo thực tập sinh, chương trình này dành riêng cho những linguist đã có kinh nghiệm dịch thuật, tuy nhiên còn thiếu kiến thức về quy trình làm việc chuyên nghiệp hoặc gặp các khó khăn trong khi làm việc thực tế cũng như cách cư xử chuyên nghiệp trong công việc. Mục Tiêu Chương Trình: Làm quen với quy trình làm việc chuẩn ISO Phát triển thái độ làm việc chuyên nghiệp Thực hành cách cư xử đúng mực Giao tiếp hiệu quả trong nhóm Nội Dung Chương Trình: Học tập và thảo luận trực tiếp với các chuyên viên ngôn ngữ giàu kinh nghiệm Thực hành trên các dự án thực tế, từ các dự án nhỏ đến các dự án phức tạp, theo nhiều lĩnh vực Phản hồi và hỗ trợ cá nhân từ các mentor tận tâm Chúng tôi rất vui khi mang đến cho cộng đồng linguist những cơ hội phát triển chuyên sâu và bổ ích. Hãy cùng chúng tôi tạo nên những thành công mới trên hành trình phát triển bản thân trong lĩnh vực bản địa hóa! Để đón đọc các bài viết về chương trình và về nghề, vui lòng đăng ký để nhận thông báo về các bài viết mới.

NHỮNG THAY ĐỔI CỦA NGÀNH NGÔN NGỮ TRƯỚC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA AI

Creating and Editing Professional Videos with AI at Your Fingertips

Mặc dù khái niệm trí tuệ nhân tạo xuất hiện lần đầu vào năm 1956, nhưng chưa có nhiều tác động đến ngành ngôn ngữ. Phải đến năm 2020 khi OpenAI phát hành mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing – NLP) thành công thì kỷ nguyên AI mới thực sự bùng nổ. Trước khi AI xuất hiện, các chuyên gia ngôn ngữ là người thực hiện các công việc như dịch thuật, nhận dạng giọng nói, dạy và học ngoại ngữ, sáng tạo nội dung, phân tích ngôn ngữ và cảm xúc… Nhưng sau đó, công nghệ AI ra đời, đã cho phép máy tính có thể thực hiện các công việc liên quan đến ngôn ngữ một cách tự động, nhanh chóng và chính xác hơn, mở ra cơ hội giao tiếp đa ngôn ngữ trên toàn cầu. Dưới đây là một số ứng dụng của AI trong ngành ngôn ngữ: Dịch thuật (Translation) AI đã được ứng dụng trong dịch thuật tự động (machine translation), giúp dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách nhanh chóng và chính xác. Một số công nghệ AI nổi bật trong lĩnh vực này như Bard – AI của Google, Meta – Facebook, ChatGPT, … Nhận dạng giọng nói (Speech Recognition) Công nghệ này giúp chúng ta chuyển giọng nói sang văn bản, thực hiện tự động hóa thông qua các lệnh. Một số công nghệ AI nổi bật trong lĩnh vực này bao gồm Alibaba Cloud Intelligent Speech Interaction, Amazon Transcribe, Google Speech-to-Text API, Microsoft Azure Cognitive Services for Speech, AssemblyAI… Học ngoại ngữ (Foreign Language Learning) Nhờ vào khả năng tự học và được đào tạo liên tục, AI đã thay đổi cả cách chúng ta học và giảng dạy ngoại ngữ. Chúng ta đã có các ứng dụng giảng dạy ngôn ngữ trực tuyến, hỗ trợ tự học và cải thiện quy trình giảng dạy truyền thống như Elsa, DuoLingo… Tạo nội dung (Content Creation) AI hiện đã có khả năng tạo ra nội dung quảng cáo, hình ảnh, video…theo mô tả của người dùng. Một số công nghệ AI nổi bật trong lĩnh vực này bao gồm Clickup, Lately, Copy.ai, Synthesia, Murf, Canva,… Phân tích cảm xúc (Sentiment Analysis) AI cũng được ứng dụng trong việc phân tích cảm xúc thông qua nhận dạng văn bản, giọng nói…, có thể kể đến các ứng dụng như Brand24, Social Mention, Sentiment Analyzer,… AI đã được ứng dụng trong dịch thuật tự động (machine translation), giúp dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách nhanh chóng và chính xác. Một số công nghệ AI nổi bật trong lĩnh vực này như Bard – AI của Google, Meta – Facebook, ChatGPT, … Công nghệ này giúp chúng ta chuyển giọng nói sang văn bản, thực hiện tự động hóa thông qua các lệnh. Một số công nghệ AI nổi bật trong lĩnh vực này bao gồm Alibaba Cloud Intelligent Speech Interaction, Amazon Transcribe, Google Speech-to-Text API, Microsoft Azure Cognitive Services for Speech, AssemblyAI… Nhờ vào khả năng tự học và được đào tạo liên tục, AI đã thay đổi cả cách chúng ta học và giảng dạy ngoại ngữ. Chúng ta đã có các ứng dụng giảng dạy ngôn ngữ trực tuyến, hỗ trợ tự học và cải thiện quy trình giảng dạy truyền thống như Elsa, DuoLingo… AI hiện đã có khả năng tạo ra nội dung quảng cáo, hình ảnh, video…theo mô tả của người dùng. Một số công nghệ AI nổi bật trong lĩnh vực này bao gồm Clickup, Lately, Copy.ai, Synthesia, Murf, Canva,… AI cũng được ứng dụng trong việc phân tích cảm xúc thông qua nhận dạng văn bản, giọng nói…, có thể kể đến các ứng dụng như Brand24, Social Mention, Sentiment Analyzer,…AI giúp ngành ngôn ngữ trở nên hiệu quả và linh hoạt hơn, nhờ đó con người có thể tập trung vào những công việc sáng tạo và mang tính chất tư duy cao hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp phải những thách thức mới, chẳng hạn như công nghệ này sẽ sớm thay thế phần lớn các công việc cơ bản của con người như dịch thuật, giảng dạy, viết tin bài…5 ngày là thời gian để ChatGPT của OpenAI đạt được một triệu người dùng và nó không dừng lại ở con số đó. Theo các nhà phân tích, dịch vụ này đạt 100 triệu người dùng chỉ sau hai tháng.Ví dụ này là minh chứng cho thấy sự thu hút mạnh mẽ của AI với người dùng. Xét riêng về ngành dịch tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy sự biến đổi qua từng giai đoạn như sau: Trước năm 2000 Biên dịch viên làm việc với bút và giấy. 2000 Người dịch chuyển đổi sang làm việc trên máy tính với Word, Excel. 2005 Giới biên dịch Việt Nam tiếp cận công cụ dịch được máy tính hỗ trợ (CAT Tool) 2015 Mặc dù dịch máy lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2008 qua sự ra mắt của Google Translate, nhưng đến năm 2015 trào lưu này mới bắt đầu lan rộng. Tuy nhiên, những người làm nghề ra sức phản đối vì nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất là chất lượng dịch kém. Chỉ trong một thời gian ngắn, công nghệ đã biến hóa khôn lường. Những việc 10 năm trước chúng ta còn cho rằng là không thể như dịch hàng nghìn từ trong một phút hay không cần phiên dịch viên cũng có thể hiểu được ngôn ngữ của nước khác thì giờ đây tất cả đã trở nên phổ biến trên toàn cầu. Khắp trên Internet là các bài đăng tìm người biên tập nội dung do AI sáng tạo, đào tạo AI, định mức cho một biên tập viên là 200 – 250 bài viết mỗi tuần, một khối lượng công việc không hề

Nhìn lại 2023, hướng tới 2024

Christmas and New Year banner gingerbread cookies numbers 2023 change to 2024 on white background

2024 đã bước sang những ngày đầu tiên, mời bạn cùng ghé thăm mảnh vườn nhỏ Wisdom nơi đã nảy những hạt mầm xanh đầu tiên, tuy nhỏ nhưng rất ý nghĩa với chúng tôi. Hãy cùng nhìn lại hành trình khởi đầu của chúng tôi trong năm 2023 qua các dấu mốc quan trọng, từ việc xây dựng các khóa học về bản địa hóa cho đến việc ra mắt trang web Wisdom và hướng tới những kế hoạch đầy hứa hẹn trong năm 2024. Những hạt mầm 2023 Giáo trình khóa học về bản địa hóa: Hỗ trợ định hướng nghề nghiệp, nâng cao năng lực dịch và quản lý dự án dịch thông qua các bài tập và chương trình thực hành gắn liền nhu cầu thực tế. Xây dựng và phát triển bộ tài liệu đào tạo dành cho các khóa học về bản địa hóa bao gồm khóa học dành cho chuyên viên ngôn ngữ và quản lý dự án dịch thuật. Trang web Wisdom: Ra mắt trang web Wisdom nơi cung cấp thông tin cập nhật về ngành, về nghề và cung cấp đa dạng tài nguyên tham khảo về ngành bản địa hóa. Cải thiện khả năng tiếp cận với các nguồn kiến thức về chuyên môn mới nhất, xây dựng cộng đồng những người say mê tri thức. Chương trình thực tập thân thiện, chuyên nghiệp “Truyền lửa đam mê”: Sử dụng bộ tài liệu đào tạo toàn diện cho chương trình thực tập. Trải nghiệm học tập và thực hành trên các dự án thực, thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và ứng dụng thực tiễn. Áp dụng các phương thức học tập và công cụ thực hành phù hợp với yêu cầu công việc. 100% học viên có nhận xét tích cực và mong muốn được tham gia nhiều chương trình thực tập và đào tạo khác cũng như giới thiệu khóa học cho bạn bè cùng theo đuổi sự nghiệp dịch thuật. 100% học viên sau khi kết thúc chương trình thực tập, đều có kết quả đầu ra ở mức Junior (điểm LQE từ 85 – 90), đủ điều kiện trở thành cộng tác viên của công ty. Các thực tập sinh đã trải qua hơn 1 tháng ở vai trò cộng tác viên của công ty, đồng thời nhận được nhiều phản hồi tốt từ các anh chị đi trước và hứa hẹn sẽ có cơ hội thực hành ở nhiều dự án thực tế hơn nữa. Các hội thảo đã tham gia: Tích cực tham gia các hội nghị và sự kiện ngành để nắm bắt những xu hướng và sáng tạo mới nhất như GALA, Slatorcon Remote November 2023, VLSP 2023 (The 10th International Workshop on Vietnamese Language and Speech Processing), v.v. Kết nối với các chuyên gia dịch thuật và ngôn ngữ để học hỏi kinh nghiệm cũng như tạo dựng mạng lưới các chuyên gia hỗ trợ cho cộng đồng phát triển lành mạnh và chuyên nghiệp hơn. Hướng tới 2024 Củng cố và nâng cấp các khóa học: Nâng cấp và cải thiện chương trình giảng dạy, bổ sung các tài liệu dành cho các chương trình học để đáp ứng nhu cầu đa dạng của học viên. Nâng cao chất lượng chương trình giảng dạy thông qua việc nâng cao chất lượng cũng như các kỹ năng truyền đạt của các mentor. Áp dụng chương trình đào tạo nâng cao đã xây dựng cho đội ngũ inhouse, cộng tác viên fulltime, part time từ cấp Junior đến Senior và Lead để cải thiện không chỉ chất lượng, mà còn cả các kỹ năng mềm như cách dẫn dắt đội nhóm, giao tiếp và giải quyết vấn đề. Đây cũng là cách thức để đánh giá mức độ hiệu quả của các tài liệu đào tạo mà chúng tôi đã xây dựng và cải tiến nâng cấp chương trình. Nâng cấp tài liệu đào tạo: Cam kết cải tiến liên tục, chúng tôi sẽ nâng cấp các tài liệu đào tạo của mình theo xu hướng mới nhất của ngành. Lồng ghép phản hồi và nhu cầu từ học viên và giảng viên để đảm bảo chất lượng nội dung giáo dục cao nhất. Xây dựng cộng đồng và gắn kết: Tăng cường sự hiện diện trong các hội thảo nhằm thúc đẩy hợp tác và chia sẻ kiến thức. Tham gia tích cực các sự kiện cộng đồng và thúc đẩy học tập suốt đời. Mở rộng phạm vi toàn cầu: Xây dựng mối quan hệ đối tác với các tổ chức đào tạo có cùng chí hướng trên thế giới Nhìn lại những thành quả đạt được trong năm 2023, Wisdom vẫn kiên định với sứ mệnh đã đặt ra là nâng cao trình độ chuyên môn, thúc đẩy sự phát triển của ngành bản địa hóa, đáp ứng nhu cầu kết nối của nhân loại. Năm tới hứa hẹn nhiều điều thú vị khi chúng tôi có thêm nhiều hoạt động mới, mở rộng các khóa học và tích cực gắn kết với cộng đồng toàn cầu. Chúng tôi mong chờ những thử thách và thành công mà năm 2024 sẽ mang lại trên hành trình đầy cảm hứng này.

Cách giao tiếp hiệu quả dành cho linguist

Trong công việc cũng như đời sống, mọi rủi ro, cơ hội, khó khăn hay thuận lợi đều đến từ cách chúng ta giao tiếp. Theo một khảo sát dành cho các công ty ở Anh và Mỹ, kết quả cho thấy trung bình 100 nghìn nhân viên thiệt hại 62,4 triệu đô mỗi năm do giao tiếp kém. Giao tiếp là chất xúc tác gây ra tranh cãi, hiểu sai, hoang mang, chệch hướng, nhưng nó cũng là chìa khóa giải quyết hiểu nhầm xung đột, xoa dịu sự tức giận, không hài lòng, hay là cầu nối cảm xúc thúc đẩy năng lượng tích cực dẫn đến mọi sự thành công. Giao tiếp là quá trình chúng ta trao đổi thông tin, suy nghĩ, ý tưởng, quan điểm, kiến thức và dữ liệu để người tiếp nhận hiểu một cách rõ ràng và chính xác. Khi chúng ta giao tiếp hiệu quả thì cả người nghe và người nói đều cảm thấy hài lòng.